Category Archives: Ngoại Khoa – nội soi

Kỹ thuật soi ổ bụng

Soi ổ bụng là một thăm dò được quan sát trực tiếp bằng mắt các cơ quan nằm trong phúc mạc . Kỹ thuật này được áp dụng đầu thế kỷ 20 , cho đến nay nhờ có những tiến bộ về kỹ thuật , soi ổ bụng không những giúp chẩn đoán bệnh mà còn giúp về điều trị . Soi ổ bụng có thể tiến hành soi cấp cứu hoặc soi theo kế hoạch .

1. Cơ sở lý thuyết.

1.1. Chỉ định với hai mục đích :

a- Mục đích chẩn đoán bệnh

– Bao gồm tất cả các bệnh mạn tính , ác tính của các cơ quan nằm trong ổ bụng như gan , mật , lách tụy , tử cung , buồng trứng , màng bụng hoặc khối u chưa rõ nguồn gốc , chưa có chẩn đoán xác định .

– Soi ổ bụng cấp cứu được xác định trong :

+ Chấn thương kín của ổ bụng .

+ Nghi viêm tụy cấp .

+ Nghi chửa ngoài dạ con vỡ .

Khi nghi ngờ bệnh lý các cơ quan có thể chọc hút dịch , chọc hút tế bào hoặc sinh thiết để xét nghiệm .

b- Mục đích điều trị :

– Chọc hút mủ , áp xe gan , chọc hút mủ áp xe khu trú trong ổ bụng .

– Cắt dày dính từ phúc mạc đến các cơ quan trong ổ bụng .

– Triệt sản bằng cắt hoặc thắt ống dẫn trứng qua soi ổ bụng .

– Cắt u nang buồng trứng .

– Nội soi cắt túi mật , lấy sỏi túi mật .

1.2. Chống chỉ định :

– Tình trạng bệnh nhân quá nặng không thể chịu đựng được thủ thuật soi ổ bụng , suy tim , tâm phế mạn tính , thoát vị hoành .

– Các bệnh gây rối loạn máu chảy, đông như bệnh mái , xơ gan làm tỷ lệ Prothrombin quá thấp dưới 40%.

– Viêm màng bụng cấp .

– Có nhiều lỗ dò ra thành bụng .

1.3. Kỹ thuật soi ổ bụng được tiến hành theo các bước sau :

– Chọc vào thành bụng đưa kim bơm hơi sau đó bơm hơi vào ổ bụng .

– Chọc đưa troca và máy soi vào ổ bụng

– Xem các cơ quan trong ổ bụng

– Tiến hành các thủ thuật chẩn đoán hoặc can thiệp điều trị

– Khâu da .

2. QUI TRÌNH KỸ THUẬT

2.1. Chuẩn bị :

a- Hôm trước khi soi

– Giải thích để bệnh nhân yên tâm

– Hướng dẫn bệnh nhân : làm vệ sinh vùng bụng , nhịn ăn buổi sáng .

– Làm vệ sinh vùng bụng cho bệnh nhân . Nếu có lông ở vùng xung quanh rốn thì phải cạo sạch .

– Thụt tháo phân lần thứ nhất cho bệnh nhân vào tối hôm trước .

b- Sáng hôm soi ổ bụng :

– Cho bệnh nhân thụt tháo phân lần thứ hai vào 6 giờ sáng .

– Yêu cầu bệnh nhân phải mặc quần áo viện .

– Cho bệnh nhân đi tiểu hoặc đại tiện trước khi soi .

– Thử phản ứng Novocain .

– Đo mạch ,nhiệt độ , huyết áp trước khi soi báo cáo bác sỹ ( thủ thuật viên làm thủ thuật ).

2.2. Chuẩn bị dụng cụ

a- Phòng soi ổ bụng và những dụng cụ không thể hấp sấy được gồm :

– Đèn soi

– Dây dẫn ánh sáng

– Dây dẫn bơm hơi

– Găng cao su

Phải được tiệt trùng bằng cách chiếu tia cực tím trong 1 giờ trong khi soi

b- Dụng cụ vô khuẩn

– Đồ vải được hấp ướt 2000C gồm :

+ Áo mủ , khẩu trang phẫu thuật .

+ Khăn mổ

+ Găng tay

+ Bông gạc

Dụng cụ kim loại hấp khô 1200C

+ Bộ phận dụng cụ gây tê gồm : bát đựng novocain 1% , bơm tiêm 5ml kim gây tê .

+ Bộ dụng cụ bơm hơi gồm :

. Kim bơm hơi

. Bơm tiêm 20ml thật kít để kiểm tra hơi

. Dao chích

+ Bộ dụng cụ máy soi gồm

. Troca

. Kim thăm dò đầu tù

. Kim sinh thiết gan

. Kim sinh thiết phúc mạc

. Kéo

. Kẹp Kocher có răng

. Kẹp Kocher không răng để cầm máu

. Kẹp Kocher bóc tách nhỏ

. Kim chỉ khâu hoặc kìm kẹp , arap

c- Dụng cụ sạch

+ Khay quả đậu

+ Cốc có chia độ

+ Cồn 700C và cồn iốt

+ Bông

+ Ống xét nghiệm dịch thông thường

+ Lọ đựng bệnh phẩm sinh thiết

+ Lam kính làm xét nghiệm tế bào học

2.3. Các bước tiến hành của điều dưỡng :

– Rửa tay sạch

– Trải khăn vuông vô khuẩn lên bàn để dụng cụ

– Gắp từng dụng cụ để lên bàn theo trật tự đã qui định , đổ thuốc gây tê vào bát kền vô khuẩn .

– Kiểm tra nguồn sáng và máy bơm hơi hoạt động bình thường .

– Phụ mặc áo mổ cho bác sỹ thủ thuật .

– Vệ sinh sát khuẩn vùng bụng của bệnh nhân để tiến hành soi , điều chỉnh bàn soi bệnh nhân nằm các tư thế tùy theo yêu cầu của bác sỹ ( ví dụ : đầu thấp hoặc nghiêng phải , nghiêng trái )

– Theo dõi tình trạng bệnh nhân trong khi đang soi , nếu thấy bất thường báo ngay để bác sỹ biết .

– Chuẩn bị lọ đựng bệnh phẩm sinh thiết ( nếu có ) và ghi họ tên , tuổi , số giường vào nhãn của lọ .

2.4. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ :

– Quần áo mổ đem gửi nhà giặt

– Đèn soi và các dây dẫn lau sạch bằng cồn

– Dụng cụ bằng kim loại được rửa bằng nước sạch và nước xà phòng

– Bơm tiêm và kim bơn hơi , kim sinh thiết khi rửa phải chú ý bơm nước thông rửa sạch , không để bẩn tắc trong lòng kim .

– Các dụng cụ như troca bơm hơi phải tháo rời khi rửa .

– Sau khi rửa phải để khô , lau dầu hoả để chống rỉ , để khô bay hết dầu và xếp vào hộp theo bộ soi ổ bụng và mang đi hấp

– Gửi các bệnh phẩm xét nghiệm sinh hóa,tế bào học,mô bệnh học nếu có

2.5. Chăm sóc , theo dõi bệnh nhân sau soi ổ bụng

– Khiêng cáng bệnh nhân về giường , đỡ bệnh nhân dịch lưng nhẹ nhàng từ cáng sang giường .

– Thực hiện thuốc theo y lệnh của bác sỹ nếu có

– Theo dõi :

+ Sắc mặt , mạch , nhiệt độ ,huyết áp , nhịp thở .

+ Nếu có dấu hiệu : Ngất , đau bụng , nôn , bụng chướng hơi , khó thở phải mời bác sỹ đến ngay .

( Nguồn: bài giảng sau đại học – HVQY )

Xử lý dụng cụ nội soi

1. Tất cả nhân viên khoa nội soi cần được huấn luyện và tuân thủ các hướng dẫn phòng ngừa chống nhiễm khuẩn nhằm bảo vệ cả bệnh nhân và nhân viên y tế.

2. Thực hiện các test kiểm tra áp lực hay kiểm tra dò rỉ sau mỗi lần sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Cần tháo rời các bộ phận nội soi và ngâm hoàn toàn dụng cụ nội soi vào dung dịch khử khuẩn chứa enzym.

4. Cần làm sạch trước khi khử khuẩn bằng tay hay bằng máy. Làm sạch tỉ mỉ toàn bộ dụng cụ, bao gồm van, ống, bộ phận kết nối, và tất cả các bộ phận tháo lắp được bằng dung dịch enzym thích hợp với dụng cụ nội soi ngay sau khi sử dụng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Dội nước và chải sạch tất cả ống để loại bỏ tất cả chất hữu cơ (ví dụ, máu và mô) và các chất cặn bã khác. Khởi động lặp đi lặp lại các van trong khi làm sạch để chất khử khuẩn tiếp xúc với tất cả bề mặt. Làm sạch mặt ngoài và các bộ phận của dụng cụ nội soi bằng vải mềm, gạc hay bàn chải.

5. Sử dụng bàn chải thích hợp với kích thước dụng cụ nội soi để làm sạch. Dụng cụ nên làm sạch hoàn toàn và khử khuẩn hay tiệt khuẩn giữa các lần sử dụng.

6. Đổ bỏ dung dịch enzym sau khi sử dụng.

7. Các bộ phận nội soi sử dụng lại (như forcep hay kéo cắt) xâm nhập vào hàng rào niêm mạc, nên được làm sạch cơ học và tiệt khuẩn giữa các lần sử dụng.

8. Có thể làm sạch bằng sóng siêu âm các bộ phận nội soi dùng lại để loại bỏ các chất bẩn và chất hữu cơ.

9. Các dụng cụ nội soi tiếp xúc với màng niêm mạc được xem như là các dụng cụ thiết yếu và ít nhất nên được khử khuẩn mức độ cao sau mỗi lần sử dụng.


10. Chọn chất khử khuẩn mức độ cao hay chất diệt khuẩn đã được công nhận để sử dụng.


11. Thời gian tiếp xúc và nhiệt độ để khử khuẩn dụng cụ bán thiết yếu thay đổi tuỳ theo chất khử khuẩn. Nên tuân theo khuyến cáo của FDA đối với khử khuẩn mức độ cao trừ khi nhiều thực nghiệm khoa học, kết luận bởi các tổ chức chuyên nghiệp, chứng tỏ một kết quả khác về thời gian và nhiệt độ sẽ có hiệu quả hơn đối với việc khử khuẩn. Ví dụ, FDA khuyến cáo khử khuẩn mức độ cao với glutaraldehyde > 2% ở 250 C trong thời gian 20 đến 90 phút tuỳ theo sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu và các tổ chức khác khuyến cáo hiệu quả khử khuẩn của glutaraldehyde > 2% ở 200 C trong 20 phút.

12. Chọn chất khử khuẩn hay tiệt khuẩn phù hợp với dụng cụ nội soi. Nên tránh dùng các chất khử khuẩn hay tiệt khuẩn mà nhà sản xuất khuyến cáo không nên dùng vì nguy cơ làm hỏng dụng cụ.

13. Làm ngập hoàn toàn các dụng cụ trong chất khử khuẩn mức độ cao hay chất diệt khuẩn. Khi thấy dụng cụ nội soi không ngậm chìm trong nước, nên ngừng máy ngay.

14. Nếu sử dụng máy khử khuẩn nội soi tự động, cần đảm bảo tất cả các dụng cụ được xử lí trong máy một cách hiệu quả. Người sử dụng nên biết và xem lại các hướng dẫn xử lí dụng cụ của nhà sản xuất dụng cụ nội soi và nhà sản xuất máy rửa khử khuẩn và kiểm tra sự tương hợp.


15. Nếu sử dụng máy khử khuẩn nội soi tự động, đặt các dụng cụ nội soi trong bộ phận xử lí và gắn tất cả các bộ phận kết nối ống theo hướng dẫn của nhà sản xuất dụng cụ và nhà sản xuất máy để bảo đảm sự tiếp xúc của tất cả các bề mặt bên trong với chất khử khuẩn hay tiệt khuẩn.

16. Nếu chu trình máy khử khuẩn nội soi tự động bị gián đoạn, hiệu quả khử khuẩn hay tiệt khuẩn sẽ không đảm bảo.

17. Vì máy khử khuẩn nội soi tự động có thể có một số hạn chế, nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn nên thường xuyên xem lại các khuyến cáo của FDA, cảnh báo của nhà sản xuất và y văn về các sai sót của máy có thể dẫn đến nhiễm trùng.

18. Sau khi khử khuẩn mức độ cao, tráng lại các dụng cụ bằng nước vô trùng để loại bỏ các chất khử khuẩn hay tiệt khuẩn. Sau khi tráng xong, bỏ nước đã tráng dụng cụ. Dội ống nội soi bằng ethyl hay isopropyl 70 – 90% và làm khô bằng khí nén. Bước làm khô sau cùng sẽ làm giảm khả năng các vi sinh vật trong nước làm tái nhiễm dụng cụ nội soi.

19. Khi lưu giữ dụng cụ nội soi, nên treo thẳng đứng.

20. Dụng cụ nội soi nên lưu giữ đúng cách để tránh lây nhiễm.

21. Khử khuẩn mức độ cao hay tiệt khuẩn chai nước (được dùng làm sạch kính và rửa trong khi nội soi) và ống nối của nó ít nhất mỗi ngày. Trong chai, nên sử dụng nước vô trùng.

22. Có sổ ghi nhận lại từng trường hợp nội soi, tên bệnh nhân, số nhập viện, bác sĩ nội soi, số seri của dụng cụ và máy rửa khử khuẩn (nếu có sử dụng) để giúp điều tra dịch.

23. Kiểm tra thường qui chất khử khuẩn mức độ cao và chất tiệt khuẩn để đảm bảo nồng độ tối thiểu hiệu quả của thành phần có hoạt tính. Kiểm tra dung dịch trước mỗi ngày sử dụng và ghi vào sổ kết quả. Nếu chỉ thị hoá học chỉ rằng nồng độ ít hơn nồng độ tối thiểu hiệu quả, cần huỷ bỏ dung dịch.

24. Huỷ bỏ dung dịch khử khuẩn mức độ cao hay dung dịch tiệt khuẩn khi kết thúc thời gian tái sử dụng. Nếu một dung dịch khử khuẩn mức độ cao hay tiệt khuẩn bổ sung được thêm vào trong máy rửa khử khuẩn, thời gian tái sử dụng được xác định bằng hoạt tính của dung dịch ban đầu.

25. Môi trường sử dụng và khử khuẩn dụng cụ nội soi nên được thiết kế an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Các thiết bị trao đổi không khí nên sử dụng để làm giảm thiểu phơi nhiễm với các hơi độc (ví dụ, glutaraldehyde). Nồng độ hơi độc không được quá mức cho phép. Có thể dùng các mặt nạ phòng hơi độc bảo vệ đường hô hấp, tuy nhiên không khuyên sử dụng nó thường ngày, và không thay thế được việc thiết kế hệ thống thông khí đầy đủ, hút hơi độc và kiểm soát thực hành.

26. Nhân viên phụ trách việc xử lí dụng cụ nên tuân theo các hướng dẫn để đảm bảo làm sạch và khử khuẩn hay tiệt khuẩn đúng cách. Nhân viên này nên được huấn luyện và kiểm tra năng lực định kì.

28. Tất cả nhân viên sử dụng hoá chất nên được huấn luyện về độc tính sinh học và hoá học.

29. Dụng cụ phòng hộ cá nhân (như găng, mắt kính, áo choàng, khẩu trang) luôn có sẳn và được sử dụng đúng cách để bảo vệ nhân viên khỏi phơi nhiễm với các hoá chất.

30. Không khuyến cáo kiểm tra vi sinh môi trường và dụng cụ nội soi một cách thường qui.

31. Nếu kiểm tra vi sinh, nên dùng kĩ thuật vi sinh chuẩn.

32. Thực hiện lấy mẫu môi trường nếu có dịch xảy ra nghi ngờ do nguyên nhân nhiễm trùng hay hoá học cho bệnh nhân nội soi.

33. Nhiễm trùng liên quan đến nội soi nên được báo cáo cho khoa chống nhiễm khuẩn.

Các phương pháp điều trị đổ mồ hôi

Đổ mồ hôi là gì ?

Tiết mồ hôi rất cần thiết trong việc điều hòa thân nhiệt trong lúc tập thể thao, lao động hay môi trường chung quanh ấm hay nóng. Tiết mồ hôi được điều tiết bởi hệ thần kinh giao cảm. Trong khoảng 0,6 – 10% dân số, hệ thống thần kinh này hoạt động quá mức gây tiết mồ hôi vào những thời điểm không thích hợp ở một số vùng đặc biệt của cơ thể. Khi tình trạng tăng tiết xảy ra người ta gọi là đổ mồ hôi.

Phân loại
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi có thể là tiên phát hay thứ phát
Các vùng đổ mồ hôi trên cơ thể : đầu, mặt, lòng bàn tay, nách, thân và lòng bàn chân.

Đổ mồ hôi tiên phát không rõ nguyên nhân : Thường gặp hơn đổ mồ hôi thứ phát và chủ yếu khu trú ở lòng bàn tay, nách, đầu, mặt và lòng bàn chân. Khởi phát từ lúc nhỏ hay giai đoạn sớm của tuổi thanh xuân, triệu chứng nặng nề hơn trong giai đoạn dậy thì và kéo dài trong suốt cuộc đời. Các rối loạn về tâm và thần kinh hiếm gây đổ mồ hôi tay. Đổ mồ hôi gây khó chịu và ảnh hưởng nặng nề trong giao tiếp xã hội, nghề nghiệp, bạn bè…

Đổ mồ hôi thứ phát : Thường gây đổ mồ hôi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân gây đổ mồ hôi thứ phát như : cường giáp, điều trị các bệnh ác tính bằng nội tiết, mãn kinh, béo phì, rối loạn tâm thần, các bệnh ác tính hệ thống.

Các biểu hiện của đổ mồ hôi tiên phát
Đổ mồ hôi tay : Tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, gây khó chịu nhất trong các vùng đổ mồ hôi. Bàn tay được sử dụng trong giao tiếp về mặt xã hội và nghề nghiệp nhiều hơn những vùng khác trên cơ thể.

Tăng tiết mồ hôi quá mức ở bàn tay gây hạn chế trong chọn lựa nghề nghiệp. Những bệnh nhân có đổ mồ hôi tay thường ngại tiếp xúc với người khác. Bệnh nhân cảm thấy bàn tay mình ẩm ướt và mát hay lạnh cả ngày. Một số bệnh nhân cũng cảm thấy bàn tay mình thay đổi màu sắc trở thành màu xanh tái hay tím.

Đổ mồ hôi nách gây ướt và làm bẩn áo. Ở những bệnh nhân có nách nặng mùi sẽ gây nên những ức chế về tam lý và tâm thần, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, thường gặp ở những sắc dân châu Á nhiều hơn những sắc dân khác.

Đổ mồ hôi ở đầu và mặt : thường đi kèm triệu chứng đỏ rần ở mặt, bệnh nhân cảm giác bối rối và tự ti.

Đổ mồ hôi ở lòng bàn chân : đổ mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn chân và có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác ở cơ thể.
đổ mồ hôi ở thân và đùi ít gặp có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác của cơ thể.

Đặc tính
Bệnh nhân có thể đổ mồ hôi từng đợt hoặc liên tục. Tăng tiết mồ hôi không có triệu chứng báo trước, khi hoạt động thể lực mồ hôi cũng không tiết nhiều hơn.

Stress, nhiệt độ ẩm cao là những yếu tố quan trọng gây tăng tiết mồ hôi. Đổ mồ hôi thường cải thiện trong những tháng trời mát và lạnh, đổ mồ hôi tăng nhiều hơn trong những tháng ấm và nóng. Tiết mồ hôi thường ngưng lại trong khi ngủ. Khoảng 25% bệnh nhân đổ mồ hôi có người thân trong gia đình bị triệu chứng tương tự.

Điều trị
Đổ mồ hôi thứ phát được điều trị bằng cách điều trị các nguyên nhân gây đổ mồ hôi. Nếu bệnh nhân đang được điều trị bằng hoocmôn thì nên điều trị bằng kháng estrogen (ciproterone acetate) có thể làm giảm các cơn đổ mồ hôi.

Những bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tiên phát hay thứ phát từ vừa đến nặng không cải thiện bằng các phương pháp điều trị khác có thể được điều trị bằng các phương pháp sau : Dùng thuốc chống tiết mồ hôi, phương pháp điện ly, các thuốc kháng cholinergics, phẫu thuật.

Thuốc chống tiết mồ hôi
Là phương pháp được đề nghị đầu tiên. Chloride hexahydrate nhôm (20-25%), cồn 90% sử dụng 2-3 lần một tuần vào buổi tối.

Tuy nhiên không có hiệu quả kéo dài. Tỉ lệ da bị kích thích cao.
Có thể sử dụng formol 10% kết quả lâm sàng tốt trong vòng 72 giờ, màu sắc da có thể biến đổi thành màu nâu.

Chỉ có hiệu quả trên những người đổ mồ hôi từ ít đến vừa và phải lặp đi lặp lại nhiều lần.

Điện phân
Sử dụng nếu điều trị với các thuốc kháng mồ hôi không hiệu quả. Điện phân được sử ddụng để điều trị đổ mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân. Dòng điện cường độ thấp (15-18 mA) được áp vào lòng bàn tay và lòng bàn chân nhúng trong dung dịch điện giải.

Được lập đi lập lại nhiều lần khởi đầu là mỗi lần 20 phút nhiều lần trong một tuần, dần dần cách khoảng 1-2 tuần. Kết quả thì không hằng định khoảng 70% bệnh nhân đổ mồ hôi nhẹ đến vừa có kết quả tốt, một số bệnh nhân cho rằng phương pháp tốn thời gian, không hiệu quả và đắc tiền.

Phương pháp này áp dụng rất khó trong trường hợp đổ mồ hôi ở nách, và không thể được sử dụng trong trường hợp đổ mồ hôi lan tỏa ở thân hay ở đùi. Các hiệu ứng phụ bao gồm bỏng, điện giựt, khó chịu, tê rần, kích thích da (nổi mẩn đỏ hay bóng nước). Tăng tiết mồ hôi xuất hiện ngay sau khi ngưng điều trị.

Điều trị nội khoa
Không có phương pháp điều trị nội khoa đặc hiệu cho chứng đổ mồ hôi. Các thuốc thường được sử dụng là thuốc an thần hay các thuốc kháng cholinergic.

Có rất nhiều phản ứng phụ như khô miệng, khả năng điều tiết của mắt giảm, và nhiều phản ứng phụ khác. Điều trị nội khoa thường không được khuyến cáo, để đạt được hiệu quả điều trị cần phải dùng liều cao thì bệnh nhân không dung nạp được.

Sử dụng các thuốc kháng cholinergic liều thấp có thể làm giảm tiết mồ hôi và không gây phản ứng phụ trong một vài bệnh nhân đổ mồ hôi ở thân.

Chích Botox
Đây là độc tố của vi trùng Clostridium botulinium, độc tố ngăn chặn tác dụng của acethylcholine ở các điểm nối của thần kinh, gây ra liệt dần dần tất cả các cơ của cơ thể. Độc tố được sử dụng để điều trị co cứng cơ tại chỗ chẳng hạn như sụp mi hay cứng cổ.

Các phản ứng phụ bao gồm khô miệng, liệt bàng quang, liệt ruột và phản ứng khác. Thường cần phải lặp đi lặp lại điều trị từ 1-6 tháng

Thôi miên
Một số bệnh nhân được sử dụng thôi miên để điều trị chứng đổ mồ hôi ở tay, tuy nhiên kết quả không mấy khả quan

Laser liệu pháp
Một số bệnh nhân tuyệt vọng điều trị thử phương pháp này. Phương pháp chiếu tia laser trực tiếp vào lòng bàn tay gây phỏng độ 3 nhưng không làm cải thiện chứng đổ mồ hôi.

Xạ trị
Xạ trị liều cao dễ điều trị đổ mồ hôi nách. Phương pháp có thể gây viêm da nặng nề và co kéo da vùng nách

Tâm lí liệu pháp
Có hiệu quả giới hạn trong phần lớn bệnh nhân, các vấn đề về tâm lí thường thường được phát sinh như là hậu quả của chứng đổ mồ hôi chứ không phải là nguyên nhân.

Điều trị về tâm thần hay dược lí tâm thần có thể cải thiện được tình trạng đổ mồ hôi tay nhưng chắc chắn là sẽ không điều trị hết bệnh đổ mồ hôi

Các phương pháp điều trị khác
Các loại thuốc, vi lượng đồng cân liệu pháp, xoa bóp, châm cứu, thuốc Đông y không giúp cải thiện bệnh

Cắt bỏ tuyến mồ hôi nách
Cắt bỏ tuyến mồ hôi nách và chỉnh hình da dạng chữ Z. Sẹo phì đại và co rút có thể xảy ra và gây hạn chế cử động của vai

Phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm
Đây là phương pháp lựa chọn cho những trường hợp đổ mồ hôi nặng chỉ được sử dụng trong những trường hợp đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, mặt và nách.

Phương pháp sử dụng dòng điện hay dao để cắt các đường dẫn truyền xung động thần kinh đến các tuyến mồ hôi ở những vùng vừa kể trên. Các hạch giao cảm là những chỗ nối thần kinh đến các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, nách và vùng đầu cổ nằm dọc theo 2 bên cột sống trong lồng ngực.

Trong quá khứ người ta phải cắt bỏ một xương sườn để thực hiện phẫu thuật này.

Ngày nay nhờ có phương tiện phẫu thuật nội soi các phẫu thuật viên chỉ cần 2 đường rạch nhỏ từ 3-5 mm ở 2 bên thành ngực là có thể tiến hành phẫu thuật.

Ruột Thừa

Tuyển tập các bài giảng về nội soi Ruột Thừa bằng tiếng Anh
ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Appendectomy in pregnancy

Laparoscopic Appendectomy in Italy

Laparoscopic vs open appendectomy

Outcomes of Laparoscopic versus open Appendectomy

Residual appendix producing small-bowel obstruction and laparoscopic appendectomy

Lồng Ngực Tim Mạch

Tuyển tập các bài giảng về nội soi lồng ngực tim mạch bằng tiếng Anh – Pháp
ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh

Video-assisted thyroidectomy under local anesthesia

Mauro Boscherini, M.D.a, Rocco Bellantone, M.D.a

Celestino Pio Lombardi, M.D.a, Marco Raffaelli, M.D.a,*, Cristina Modesti, M.D.b,


Total endoscopic thyroidectomy: axillary or anterior chest approach

Y. Ikeda *, H. Takami, G. Tajima, Y. Sasaki, J. Takayama, H. Kurihara, M. Niimi


Anterior chest wall approach for video-assisted thyroidectomy using a modified neck skin lifting method

Shizuo Nakano *, Yuko Kijima, Tetsuhiro Owaki, Kazusada Shirao, Masamichi Baba, Takashi Aikou


Suction versus water seal after thoracoscopy for primary spontaneous pneumothorax: prospective randomized study

Adel K. Ayed, FRCSC a*


Role of Videothoracoscopy in Chest Trauma

Loïc Lang-Lazdunski, MD, Jerôme Mouroux, MD, Francois Pons, MD, Gilles Grosdidier, MD, Emmanuel Martinod, MD, Dan Elkaïm, MD, Jacques Azorin, MD, René Jancovici, MD


Severity of Compensatory Sweating After Thoracoscopic Sympathectomy

Peter B. Licht, MD, PhD, and Hans K. Pilegaard, MD


Diagnosis and Treatment of Mediastinal Tumors by Thoracoscopy*

Luı´s Marcelo Inaco Cirino, MD; Jose´ Ribas Milanez de Campos, MD;

Angelo Fernandez, MD; Marcos N. Samano, MD; Paulo Pego Fernandez, MD;

Luı´z Tarcı´sio B. Filomeno, MD; and Fa´bio Biscegli Jatene, MD


Thyroïdectomie endoscopique pour nodules thyroïdiens isolés Endoscopic thyroidectomy for solitary nodules

M. Gagner *, B.William Inabnet III, L. Biertho


Video-assisted neck surgery for thyroid and parathyroid diseases

Shigeto Maeda a,*, Kazuo Shimizu b, Shigeki Minami a, Naomi Hayashida a,

Tamotsu Kuroki a, Akira Furuichi a, Nozomu Sugiyama a, Katsu Ishigaki a,

Ryuichiro Suto a, Junichiro Furui a, Takashi Kanematsu a


Do bullae indicate a predisposition to recurrent pneumothorax ?

H J M SMIT, MD, PhD, M A Th P WIENK, MD


Early Evacuation of Traumatic Retained Hemothoraces Using Thoracoscopy: A Prospective, Randomized Trial
Dan M. Meyer, MD, Michael E. Jessen, MD,

Michael A. Wait, MD, Aaron S. Estrera, MD

Spontaneous Pneumothorax Steven A. Sahn, M.D., and John E. Heffner, M.D.

The Role of Thoracoscopy in the Management of Retained Thoracic Collections After Trauma B. Todd Heniford, MD, Eddy H. Carrillo, MD, David A. Spain, MD,
Jorge L. Sosa, MD, Robert L. Fulton, MD, J. David Richardson, MD

Thoracoscopy for Empyema and Hemothorax

Rodney J. Landreneau, MD; Robert J. Keenan, MD; Keith S. Naunheim, MD.


Video-assisted thoracic surgical treatment of initial spontaneous pneumothorax in young patients Marc Margolis, MD, Farid Gharagozloo, MD, Barbara Tempesta, MS, CRNP,

Gregory D. Trachiotis, MD, Nevin M. Katz, MD, E. Pendleton Alexander, MD

Mediastinal Cysts

Jane M Eggerstedt, MD, Richard Thurer, MD. F rancisco Talavera, PharmD, PhD.

Daniel S Schwartz, MD Paolo Zamboni, MD Mary C Mancini, MD, PhD


Diagnostic role of videothoracoscopy in mediastinal diseases

Luciano Solaini, Paolo Bagioni, Andrea Campanini, Basilio Domenico Poddie


Video-Assisted Thoracoscopic Closure of the Delayed Bronchial Rupture After Thoracoscopic Resection of Mediastinal Bronchogenic Cyst

Deog-Gon Cho, MD and Moon-Sub Kwack , MD


VATS Major Pulmonary Resection

Anthony P.C. Yim, M.D.


Cardiovascular changes during drainage of pericardial effusion by thoracoscopy

J. A. Fernández, R. Robles, F. Acosta, T. Sansano and P. Parrilla

Nội Soi Chẩn Đoán

Tuyển tập các bài giảng về Nội Soi Chẩn Đoán bằng tiếng Anh
ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Diagnostic laparoscopy through

Efficacy of routine laparoscopy

Laparoscopic evaluation of patients.pdf

Macroscopic assessment of the appendix

Minilaparoscopy in the diagnosis of peritoneal tumor spread

Selective use of diagnostic laparoscopy

Phẫu thuật nội soi khớp gối

Tuyển tập các bài giảng về phẫu thuật nội soi khớp và phổi

Arthrose , lésion méniscale et lligamentoplastie

Comparaison entre les deux greffons

Comparaison KJ et DiDt

Comparaison os tendon os didt

Tài liệu PTNS Khớp-Phổi


TRAITEMENT
ARTHROSCOPIQUE D’UNE FRACTURE DU TALUS

TĂNG ÁP ĐỘNG MẠCH PHỔI

KHỚP GỐI

Arthrose , lésion méniscale et lligamentoplastie

Comparaison entre les deux greffons

Comparaison KJ et DiDt

Comparaison os tendon os didt

Comparaison PT et DiDt

Comparaison tendon rotulien et ischio jambiers

Comparaison TR et DIDT

Correlation between type of discoid lateral menisci and tear pattern

Cyclope

Evaluation, Classification et traitement de la lesion du ligament croise anterieur

Fixation fémorale

Fixation tibiale et tension du greffon

Fixation tibiale

FORMULAIRES D’EVALUATION DU GENOU DE L’IKDC

Incorporation du greffon

Influence of the Femoral Tunnel Location and angle on the contact pressure in the ACL reconstruction

Kinematics and Laxity of the Knee Joint after Anterior Cruciate Ligament Reconstruction

Ligamento utilisant TR controlatéral

Ostéotomie et ligamentoplastie

PLACE DES DIFFERENTS TYPES D’ARTHROPLASTIE DANS LE TRAITEMENT DE L’ARTHROSE DU GENOU

ReconstructionPCL

Reparation ligamentaire et reconstruction des croisés dans la luxation du genou

Résultats tendon rotulien

Technique de reconstruction du ligament croisé antérieur

Techniques pour réduire les sympt post ligamentoplastie

The effects of anterior cruciate ligament reconstruction on tibia ratation during pivoting after descending stairs

Traitement chirurgical des lésions récentes et anciennes du LCA

Đại Tràng

Tuyển tập các bài giảng nội soi Đại Tràng bằng tiếng Anh
ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

A Novel Lymphatic Mapping Technique to Improve Localization and Staging of Early Colon Cancer during Laparoscopic Colectomy

A SIMPLE METHOD OF WOUND PROTECTION FOR SPECIMEN REMOVAL IN LAPAROSCOPIC COLECTOMY

A Comparative Study of Open

Could laparoscopic colon and rectal surgery

Comparison of Efficiencies of Three Techniques for Colon Surgery

Hand-Assisted Laparoscopic Colectomy A Single-Institution Experience

Laparoscopically assisted segmental sigmoid resection (LASSR) for sigmoid endometriosis

LAPAROSCOPIC COLECTOMY FOR CANCER A REVIEW

Laparoscopic Colon Resections A Five-Year Retrospective Review

Laparoscopic Versus Open Sigmoid Colectomy for Diverticulitis..pdf

Is Complete Laparoscopic Colectomy Superior to Laparoscopic Assisted Colectomy

Hand-Assisted Laparoscopic Colectomy A Single-Institution Experience..pdf

5 years retrospective

Đường Mật

Tuyển tập các bài giảng nội soi đường mật bằng tiếng Anh
ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Laparoscopic choledochotomies

Laparoscopic choledochotomy with primary closure

Laparoscopic common bile duct exploration by choledochotomy

laparoscopic common bile duct exploration

Laparoscopic treatment of choledocholithiasis

Management of Failed Biliary Repairs for Major Bile

Results of the routine use of a modified endoprosthesis to drain

Selective use of endoscopic retrograde cholangiopancreatography

Transcystic biliary decompression after direct laparoscopic exploration

Tài Liệu Quốc Tế về nối soi

Tuyển tập các bài giảng về nội soi bằng tiếng Anh
ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

One-trocar appendectomy

Selective use of diagnostic laparoscopy in patients with suspected appendicitis

The suprapubic approach for laparoscopic appendectomy

Managing Acute Appendicitis

Results of laparoscopic vs open resections for colon cancer in patients with a minimum follow-up of 3 years

Complications of Laparoscopy

Major vascular injuries in laparoscopic surgery

Management of laparoscopic-related bowel injuries

Diagnostic laparoscopy

Laparoscopic Staging System

Elective Diagnostic Laparoscopy and Cancer Staging

100 Consecutive Minimally Invasive Heller Myotomies- Lessons Learned

Surgery for hiatal hernia and GERD

Understanding and optimizing laparoscopic videosystems

Effectiveness and long-term results of laparoscopic common bile duct exploration

One hundred laparoscopic choledochotomies with primary closure of the common bile duct

Practical recommendations for the prediction and management of common bile duct stones in patients with gallstones

Intraoperative cholangiography and bile duct injury in laparoscopic cholecystectomy